Những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm thuộc top các từ khóa hot nhất hiện nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời buổi dịch bệnh diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng đến toàn cầu. Vậy những xu hướng đó là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của PharMarketing.
Corporate Branding cho ngành dược phẩm là gì?
Corporate Branding là thuật ngữ chỉ các cách truyền thông thương hiệu của công ty hoặc doanh nghiệp. Corporate Branding đang dần trở thành xu thế và được các doanh nghiệp coi trọng giữa bối cảnh công nghệ số hiện nay. Khác với truyền thông sản phẩm, truyền thông thương hiệu được xây dựng với mục đích tăng nhận diện và phủ thị trường, khiến nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp hơn.
Nhờ Corporate Branding, khách hàng không chỉ biết đến mà còn yêu thích, tin tưởng và trở nên trung thành với thương hiệu. Xu thế Corporate Branding phổ biến ở tất cả các ngành và y dược cũng không ngoại lệ. Khi thực hiện Corporate Branding, các doanh nghiệp ngành dược không chỉ tăng nhận diện với khách hàng mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh với đối thủ, tạo nên niềm tin vững vàng trong lòng khách hàng.
Tuy không tạo ra doanh thu trực tiếp nhưng Corporate Branding chính là khoản đầu tư sẽ có lời trong tương lai nếu doanh nghiệp làm tốt nó. Những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm là gì và tại sao chúng lại trở nên phổ biến, vấn đề này sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu y tế
Theo nhiều nghiên cứu, trong bối cảnh đại dịch COVID19 toàn cầu thì nguồn cung y tế trên toàn cầu đang rơi vào tình trạng thiếu hụt ngắn hạn. Nguyên nhân là do tại nơi xuất nhập khẩu sản phẩm y tế, chiếm tới 80% thị trường là Ấn Độ và Trung Quốc khan hiếm nguồn nguyên liệu trong khi nhu cầu tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Các nhóm thuốc thiếu hụt nghiêm trọng nhất phải kể đến là nhóm vitamin và thuốc giảm đau, hạ sốt.
Tại Việt Nam, tuy chính phủ vẫn luôn quan tâm và ưu tiên sản xuất dược phẩm, khiến đà tăng trưởng của ngành không suy giảm nhưng trên thực tế chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu của thị trường. Đây là thách thức không chỉ với nước ta mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh tích cực, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp dược phẩm chiếm lĩnh thị trường và tăng doanh thu. Chỉ cần doanh nghiệp đảm bảo được nguồn cung chất lượng, xây dựng uy tín trong lòng khách hàng thì sẽ có bước nhảy vọt trong thời gian ngắn.
Quy chế đấu thầu công khai, minh bạch
Theo thông tư 15/2019/TT-BYT quy định về quy chế đấu thầu được ba hành ngày 1/10/2019 thì việc đấu thầu các sản phẩm liên quan đến thuốc đều phải công khai và chịu sự quản lý khắt khe của nhà nước. Đây được coi là lợi thế dành cho các doanh nghiệp dược, giúp tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm dược nội địa. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm nổi bật
Cùng một dây chuyền sản xuất, chi phí nhân công tại Việt Nam luôn rẻ hơn tối đa 30% so với nước ngoài nên chi phí vận hành thấp, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Nhờ vậy, với những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu và thu hút vốn nước ngoài đầu tư.
Tiến độ hợp tác doanh nghiệp xuyên quốc gia bị trì hoãn
Trong bối cảnh dịch bệnh, không chỉ việc di chuyển của người dân bị hạn chế mà quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Quá trình thẩm định, xét duyệt, chuyển giao công nghệ bị trì hoãn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đó là bối cảnh chung và tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng nên sự trì hoãn là đồng đều. Khi mọi thứ ổn định trở lại cũng là lúc doanh nghiệp bứt phá vươn lên giành lợi thế.
Như vậy, những xu hướng Corporate Branding cho ngành dược phẩm đã được bài viết tổng kết và phân tích chi tiết. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật kiến thức và có hướng đi mới cho thương hiệu trong tương lai gần.
Nguồn tham khảo: https://pharmarketing.vn